Kiến thức Chữ ký điện tử không hợp lệ: Quy định và kinh nghiệm...

Chữ ký điện tử không hợp lệ: Quy định và kinh nghiệm kiểm tra?

2301

Quy định chữ ký điện tử không hợp lệ được chính phủ ban hành trong nghị định 130/2018/NĐ-CP như thế nào và cách kiểm tra tính hợp lệ chữ ký số?

Đó là những nội dung sẽ được MISA gửi đến bạn trong bài viết này.

>> Xem thêm bài viết:

  1. Quản lý chữ ký số như thế nào? Quy định sử dụng chữ ký
  2. Cách sử dụng chữ ký số USB Token từ A-Z hiệu quả nhất
  3. Giải thích chi tiết về “Cách hoạt động của chữ ký số”
  4. 6 website tạo chữ ký online miễn phí HOT nhất hiện nay

1. Quy định chữ ký điện tử không hợp lệ theo nghị định 130/2018/NĐ-CP

Chữ ký điện tử không hợp lệ là chữ ký không đáp ứng đầy đủ các quy định dưới đây:

1.1 Quy định về nội dung trên chứng thư số

 “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:

  • Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Tên của thuê bao
  • Số hiệu chứng thư số
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Khóa công khai của thuê bao
  • Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số
  • Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Thuật toán mật mã
  • Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

>>> Xem thêm bài viết: Thông tin cơ bản của chữ ký số và chứng thư số doanh nghiệp

1.2 Quy định thời hạn chứng thư số

Tại điều 59, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định thời hạn hiệu liệu của chứng thư số như sau:

  • Chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thời hạn có hiệu lực là 20 năm
  • Chứng thư số của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm
  • Đối với chứng thư số gia hạn, thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm

*Lưu ý: Đối với nhà cung cấp doanh nghiệp đã sử dụng và đạt hiệu quả tốt khi gia hạn doanh nghiệp nên chọn mức thời gian hạn tối đa là 3 năm để:

  • Nhận ưu đãi (nếu có từ nhà cung cấp)
  • Không mất công gia hạn nhiều lần qua các năm

Tham khảo bảng giá dịch vụ chữ ký số MISA eSign với ưu đãi gia hạn lên tới 30% giá ban đầu.

misa-esign-ket-noi-ung-dung -1

1.3 Quy định về điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số

Chữ ký điện tử không hợp lệ là chữ ký không đảm bảo tính an toàn của chữ ký số theo quy định dưới đây:

Thứ nhất, Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

Thứ hai, Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

Thứ ba, Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Lưu ý: Khi sử dụng chữ ký số, đảm bảo an toàn – bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng nhất do đó doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp phần mềm chữ ký số uy tín trên thị trường.

Ví dụ như MISA, sản phẩm chữ ký số eSign được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm tiên phong áp dụng công nghệ Blockchain để bảo mật dữ liệu cho người dùng theo tiêu chuẩn châu Âu eIDAS về bảo mật, quản lý con người theo tiêu chuẩn ISO 27000.

phan mem chu ky so an toan nhat hien nay

2. Cách kiểm tra chữ ký số điện tử hợp lệ

Làm sao để kiểm tra tính hợp lệ chữ ký số là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp. Ở bài viết này MISA hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số.

2.1 Tra cứu chữ ký số khi có mã chứng thư số trên website MISA eSign

Bước 1: Truy cập website MISA eSign

Người dùng truy cập vào website theo link: https://esign.misa.vn/

Bước 2: Chọn “Tra cứu chứng thư số”

Bước 3: Nhập mã chứng thư số

Bước 4: Đọc kết quả trả về

2.3 Tra cứu chữ ký số trên hóa đơn điện tử

Bước 1: Truy cập trang website hóa đơn điện tử MISA meInvoice

Người dùng truy cập vào link sau: https://www.meinvoice.vn/

Bước 2: Vào phần “Kiểm tra tính hợp lệ”

Bước 3: Thực hiện “Tải hóa đơn”

Bước 4: Đọc kết quả kiểm tra

chu-ky-so-misa-esign

Như vậy người dùng đã có thể kiểm tra chữ ký số trên hóa đơn điện tử đã hợp lệ chưa và các thông tin khác như thông tin doanh nghiệp, đơn hàng,…

>>> Để được tư vấn và hỗ trợ phần mềm chữ ký số MISA eSign, vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký nhận tư vấn tại đây:

>>> Xem thêm các bài viết giá trị:

  1. Kinh nghiệm mua chữ ký số – Nên mua chữ ký số ở đâu tiết kiệm nhất?
  2. Quản lý chữ ký số như thế nào? Quy định sử dụng chữ ký
  3. Cách sử dụng chữ ký số USB Token từ A-Z hiệu quả nhất
  4. Giải thích chi tiết về “Cách hoạt động của chữ ký số”
  5. 7 cách tạo chữ ký điện tử cực kỳ đơn giản và nhanh chóng