Kiến thức Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì?

Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì?

837

Doanh nghiệp mới thành lập cần chuẩn bị những chi phí gì là điều mà mọi chủ doanh nghiệp cần phải quan tâm trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Vậy các khoản chi phí đó là gì? Mỗi khoản chi phí có tổng là bao nhiêu? Sau đây MISA eSign sẽ tổng hợp chi tiết các loại chi phí mà mà chủ doanh nghiệp cần quan tâm trong giai đoạn đầu thành lập doanh nghiệp.

>>> Xem thêm nội dung hữu ích:

  1. Chữ Ký Số USB Token Là Gì? Cách Sử Dụng Chữ Ký Số USB Token
  2. Chữ ký số điện tử là gì? Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số
  3. 2 cách tạo chữ ký điện tử với Word cực nhanh chóng và đơn giản
  4. Phần mềm chữ ký số

1. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những chi phí quan trọng đầu tiên mà chủ doanh nghiệp cần quan tâm. Theo điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cần phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.

Mức phí này là 200.000 đồng/lần theo quy định của Thông tư 47/2019/TT-BTC. Khoản phí này có thể được nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho Phòng Đăng ký kinh doanh, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử thì sẽ được miễn hoàn toàn khoản lệ phí này.

Trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp không thành công, doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì lệ phí đăng ký sẽ không được hoàn trả.

Chi phí thành lập doanh nghiệp

2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2015 quy định trong vòng 30 ngày kể tử khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc công bố thông tin này giúp doanh nghiệp công khai minh bạch các thông tin về doanh nghiệp như tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.

Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, mức phí công bố nội dung này là 100.000 đồng/lần, có thể nộp theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Nộp lệ phí thông qua chuyển khoản ngân hàng qua tài khoản của Sở tại Kho bạc nhà nước

3. Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp không thể không có con dấu bởi đây được coi như là vật đại diện cho doanh nghiệp đó, là công cụ để xác nhận danh tính cũng như khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản nội bộ, hợp đồng giao dịch của doanh nghiệp. Chính vì tính chất bắt buộc và quan trọng như vậy nên doanh nghiệp nào cũng cần khắc con dấu riêng cho mình tại những đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu uy tín, được cấp phép hoạt động. Hiện nay, mức giá khắc dấu doanh nghiệp trên thị trường vô cùng đa dạng, thông thường dao động từ 250.000 đồng – 350.000 đồng/con dấu.

Đặc biệt, tại Hà Nội, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được UBND thành phố ưu tiên hỗ trợ chi phí khắc con dấu. Vì thế, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế này để tối ưu chi phí cho mình.

4. Chi phí mua chữ ký số

Cũng giống như con dấu, chữ ký số là một công cụ xác định danh tính điện tử mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Không chỉ để định danh và xác thực văn bản, chữ ký số còn được sử dụng để kê khai thuế, BHXH, hải quan điện tử, DVC,… trực tuyến qua mạng. Chữ ký số được lưu dưới dạng USB, sử dụng thay thế được cho chữ ký và con dấu của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chi phí thành lập doanh nghiệp

Để sở hữu một hoặc nhiều chữ ký số, doanh nghiệp cần đăng ký triển khai tại các đơn vị chứng thực chữ ký số uy tín, đảm bảo an toàn và được cấp phép bởi bởi Bộ Thông tin và Truyền thông. Chi phí mua chữ ký số sẽ phụ thuộc vào số năm sử dụng mà doanh nghiệp muốn đăng ký, trung bình dao động khoảng 1.200.000 đồng/năm. Mức giá này chưa bao gồm phí cho USB token, thông thường có giá là 550.000 đồng/USB token.

>> Xem báo giá chi tiết chữ ký số

5. Chi phí mở tài khoản ngân hàng

Theo luật hiện hành quy định, doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Ngân hàng thường không thu phí mở tài khoản, tuy nhiên để duy trì tài khoản thì doanh nghiệp phải đóng 1 khoản phí thường niên, trung bình thường khoảng 1.000.000 đồng/tài khoản.

Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng cần có:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng, có đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Bản sao CMND của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán, kế toán trưởng

Sau khi mở tài khoản, trong thời hạn 10 ngày, doanh nghiệp phải thông báo thông tin tài khoản.

Thủ tục thông báo này được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh như một thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Khi thực hiện thủ tục này doanh nghiệp sẽ không bị thu phí, tuy nhiên sẽ phải trả phí dịch vụ nếu thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện. Phí dịch vụ theo giá thị trường 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.

6. Lệ phí môn bài

Theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải nộp lệ phí môn bài, mức đóng tùy thuộc vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký khi mới thành lập. Nếu vốn điều lệ doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí phải đóng theo năm là 2.000.000 đồng. Còn nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức phí này sẽ là 3.000.000 đồng.

Doanh nghiệp chỉ cần đóng phí môn bài duy nhất 1 lần khi mới thành lập, tuy nhiên sẽ được miễn lệ phí trong năm thành lập đầu tiên. Còn doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

7. Chi phí phát hành hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử cũng là một trong những danh mục bắt buộc mà doanh nghiệp mới thành lập cần trang bị bởi đây là chứng từ kế toán ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán. Bên cạnh đó, theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 01/11/2020, 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá thể kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử. Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp sẽ có các gói hóa đơn với các mức chi phí khác nhau, thông thường dao động từ 390.000 đồng cho gói 300 hóa đơn – 30.000.000/đồng cho gói 100.000 hóa đơn.

>> Xem báo giá chi tiết hóa đơn điện tử

Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ các loại chi phí cần thiết mà doanh nghiệp mới thành lập cần phải phải hoàn thành trong thời gian đầu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp tưởng lai có được sự chuẩn bị tốt nhất trên con đường khởi nghiệp của mình.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây:

Chi phí thành lập doanh nghiệp

>>> Xem thêm nội dung hữu ích:

  1. Chữ Ký Số USB Token Là Gì? Cách Sử Dụng Chữ Ký Số USB Token
  2. Chữ ký số điện tử là gì? Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số
  3. 2 cách tạo chữ ký điện tử với Word cực nhanh chóng và đơn giản
  4. Phần mềm chữ ký số